Bài 1: 7 ngữ pháp biểu hiện phỏng đoán, suy đoán: -아/어 보이다, -(으)ㄴ/는 모양이다, -(으)ㄹ 텐데, -(으)ㄹ 테니까, -(으)ㄹ걸요, -(으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다, -(으)ㄹ지도 모르다

Ngày đăng: 00:20 22-09-2019
1. -아/어 보이다

가: 마크 씨,얼굴이 피곤해 보여요. 무슨 일 있어요?
Mark à, trông bạn có vẻ mệt. Có chuyện gi thế?
나: 어제 숙제하느라고 잠을 못 잤거든요.
Hôm qua tôi làm bài tập nên không ngủ được.


가: 아키라 씨, 제가 머리 모양을 바꿨는데 어때요?
Akira à, tôi đã đổi kiểu tóc rồi này, trông thế nào?
나: 머리 모양을 바꾸니까 훨씬 어려 보이네요.
Bạn đổi kiểu tóc nhìn trẻ hơn hẳn đấy.

Sử dụng cấu trúc này để diễn tả sự phỏng đoán hoặc cảm nhận của bạn dựa trên vẻ bề ngoài của con người, sự vật, sự việc.

가: 할아버지, 청바지 입으셨네요. Ông mặc quần bò đấy ạ.
나: 청바지를 입으니까 더 젊어 보이지? Ông mặc quần bò, nhìn trẻ hơn chứ?

가: 이 음식은 많이 매워 보이는데 괜찮겠어요? Món ăn này trông có vẻ cay đấy, không sao chứ?
나: 이제 매운 음식에 익숙해져서 괜찮나요. Tôi quen đồ ăn cay rồi nên không sao đâu.

가: 영진 씨한테 무슨 일 있어요? Có chuyện gì xả ra với Yeongjin thế?
나: 왜요? Sao cơ?
가: 도서관 앞에서 봤는데 많이 우울해 보였어요.
Tôi thấy anh ấy trước thư viện, trông có vẻ rất buồn.

Chỉ kết hợp cấu trúc này với tính từ, vì thế nếu kết hợp với động từ sẽ sai về ngữ pháp.
아키라 씨가 한국말을 잘해 보여요. (X)
ᅳ> 아키라 씨가 한국말을 잘하는 것 같아요. (〇)
'잘하다' là động từ nên không thể kết hợp với -아/어 보이다.

2. Cấu trúc tương tương đương là -게 보이다.
그 옷을 입으니까 날씬해 보여요.
= 그 옷을 입으니까 날씬하게 보여요.


2. -(으)ㄴ/는 모양이다



가: 웨이밍 씨가 오늘 학교에 안 왔네요.
Wei Ming không đi học ngày hôm nay nhỉ.
나: 어제 몸이 안 좋다고 했는데 많이 아픈 모양이에요.
Hôm qua cô ấy nói cô ấy không được khỏe nên chắc là cô ấy ốm rồi.



가: 저기 아키라 씨가 가네요!
Akira kìa.
나: 등산복을 입은 걸 보니까 산에 가는 모양이에요.
Nhìn cậu ấy mặc đồ leo núi thế kia, chắc đang đi leo núi rồi.

‘모양’ trong cấu trúc này mang nghĩa vẻ bề ngoài, trạng thái, tình trạng được sử dụng ở đây để diễn đạt một hoàn cảnh hay trạng thái cụ thể. Vì vậy, sử dụng cấu trúc này khi muốn phỏng đoán hay suy đoán về một tình huống cụ thể sau khi trực tiếp chứng kiến hay nghe về tình huống đó. Rất nhiều trường hợp trước ‘-(으)ㄴ/는 모양이다’ sử dụng cấu trúc '-(으)ㄴ/는 걸 보니까' với ý nghĩa làm căn cứ để phỏng đoán.


가: 소영 씨가 회사를 그만두었다면서요?
Tôi nghe nói Soyeong nghỉ làm rồi.
나: 네, 회사 일이 정말 힘들었던 모양이에요.
Vâng, có vẻ công việc quá sức với cô ấy.

가: 제나 씨가 아직 안 일어났어요?
Jena vẫn chưa dậy à?
나: 방에 영화 DVD가 있는 걸 보니까 밤늦게까지 영화를 본 모양이에요.
Thấy có vài đĩa DVD phim trong phòng, chắc tối qua xem phim đến tận khuya rồi.

가: 주영 씨가 방학에 뭐 하는지 아세요?
Bạn biết Juyeong làm gì trọng kỳ nghỉ không?
나: 비행기 표를 예매한 걸 보니까 고향에 갈 모양이에요.
Thấy cô ấy đặt vé máy bay, chắc là cô ấy sẽ về quê.

1. Sử dụng cấu trúc này để người nói phỏng đoán dựa trên những việc đã chứng kiến hoặc nhìn thấy nên không được sử dụng để mô tả những gì người nói trực tiếp làm.
새로 생긴 식당에서 먹어 봤는데 음식이 괜찮은 모양이에요. (X)
새로 생긴 식당에서 먹어 봤는데 음식이 괜찮은 것 같아요. (O)

2. Không sử dụng cấu trúc này khi căn cứ phỏng đoán mang tính chủ quan. Nghĩa là, khi người nói suy đoán một cách mơ hồ hoặc dựa trên ý kiến chủ quan của cá nhân.
내 생각에 저기 앉아 있는 여자는 공부를 잘하는 모양이에요. (X)
一> 내 생각에 저기 앉아 있는 여자는 공부를 잘할 것 같아요. (〇)
Ở đây, người nói diễn tả cảm nhận chủ quan nên không sử dụng' -(으)ㄴ/는 모양이다' mà thay vì đó, chúng ta dùng '-(으)ㄹ 것 같다'.


3. -(으)ㄹ 텐데
가: 바람이 많이 부네요.
Gió thổi mạnh quá!
나: 바람이 불면 추울 텐데 따뜻하게 입고 가는 게 좋겠어요.
Gió thổi mạnh nên chắc trời sẽ lanh, tốt hơn nên mặc ấm áp khi ra ngoài.



가: 웨이밍 씨가 오늘 동창회에 온대요?
Weiming nói sẽ đến buổi họp mặt đồng môn không?
나: 모르겠어요. 벌써 초대장을 받았을 텐테 연락이 없네요.
Tối không biết. Cô ấy chắc đã nhận được giấy mời rồi, nhưng chưa thấy liên lạc lại.

Cấu trúc này là sự kết hợp của -(으)ㄹ 터이다 diễn tả tình huống tương lai hoặc ý định cụ thể và -(으)ㄴ/는데, diễn tả tiền đề cho tình huống ở mệnh đề sau. Do đó, sử dụng cấu trúc này để đưa ra nhận định, phỏng đoán một việc gì đó sẽ xảy ra. Mệnh đề trước diễn tả ý định hoặc sự phỏng đoán chắc chắn về một tình huống, sự kiện nào đó. Còn mệnh đề sau -(으)ㄹ 텐데 có thể liên quan hoặc tương phản với mệnh đề trước.


가: 시험공부를 안 해서 큰일이에요.
Gay rồi, tôi chưa ôn thi.
나: 저도요. 시험을 못 보면 진급을 못 할 텐데 걱정이에요.
Tôi cũng thế. Nếu chúng ta không thi tốt, tôi lo sẽ không được lên lớp đầu.

가: 저녁에 택배가 하나 오는데 좀 받아 주세요.
Tối nay chắc có bưu phẩm gửi cho tôi đấy, bạn hãy nhận giúp tôi nhé.
나: 저도 저녁에는 집에 없을 텐데 어떡하지요?
Nhưng tối nay chắc tôi cũng không có nhà đâu, làm thế nào bây giờ?

가: 어제 야근하느라고 많이 피곤했을 텐데 오늘은 일찍 들어가세요.
Hôm qua làm ca đêm nên chắc anh mệt rồi, anh về nhà sớm đi.
나: 괜찮습니다. 오늘도 야근할 수 있습니다.
Không sao. Hôm nay tôi có thể làm đêm mà.

Có thể sử dụng cấu trúc này ở cuối cấu dưới hình thức -(으)ㄹ 텐데요, nhưng trong trường hợp này cũng diễn tả sự phỏng đoán hoặc giả định của người nói về tình huống đang được thảo luận.
가: 제나 씨에게 같이 여행 가자고 할까요?
Chúng ta rủ Jena đi du lịch cùng nhé?
나: 제나 씨는 요즘 바쁠 텐데요.
Tôi nghĩ có lẽ dạo này Jena bận.

가: 경수 씨가 요즘 시험 준비하느라 바쁘대요.
Tôi nghé nói Gyeongsu đang bận chuẩn bị kỳ thi.
나: 이번에는 꼭 합격해야 할 텐데요.
Anh ấy nhất định phải đỗ kỳ thi lần này.

가: 태풍이 와서 비행기가 모두 취소되었어요.
Tất cả chuyến bay sẽ bị hủy do có bão.
나: 태풍이 오지 않았더라면 비행기가 취소되지 않았을 텐데요.
Nếu không có bão, chắc chuyến baỵ đã chẳng bị hủy.

So sánh -(으)ㄴ/는데 và -(으)ㄹ 텐데-(으)ㄴ/는데 Sử dụng làm tiền đề, giải thích nội dung hiện tại hoặc giới thiệu thông tin cho việc xảy ra ở mệnh đề sau.
° (지금) 비가 오는데 우산을 가지고 가세요.
Bây giờ trời mưa rén hãy mang theo ô nhé. (Chúng ta sử dụng -(으)ㄴ/는데 vì trời đang mưa.)
-(으)ㄹ 텐데 Sử dụng để đưa ra nhận định, phỏng đoán về một việc nào đó sẽ xảy ra ở tương lai.
오후에) 비가 올 텐데 우산을 가지고 가세요.
Trời có thể sẽ mưa đấy, nên hãy mang theo ô nhé. (Sử dụng -(으)ㄹ 텐데 vì người nói nghĩ trời sẽ mưa.)



4. -(으)ㄹ 테니까

가: 비빔밥에는 고추장을 넣어야 맛있지요?
Cơm trộn phải cho tương ớt mới ngon phải không?
나: 네, 하지만 고추장을 많아 넣으면 매울 테니까 조금만 넣으세요.
Vâng, nếu bạn cho nhiều thì sẽ cay nên hãy cho ít thôi.

가: 마크 씨가 면접을 잘 봤는지 모르겠어요.
Tôi không biết Mark phỏng vấn có tốt không.
나: 잘 봤을 테니까 걱정하지 마세요.
Đừng lo, anh ấy sẽ phỏng vấn tốt thôi.

Cấu trúc này là sự kết hợp của -(으)ㄹ 터이다 diễn tả tình huống tương lai hoặc ý định làm gì đó và -(으)니까, diễn tả lý do. Khi sử dụng cấu trúc này, mệnh đề sau thường là lời gợi ý hoặc lời khuyên của người nói dành cho người nghe còn mệnh đề trước cung cấp lý do của người nói cho việc đưa ra đề nghị hay lời khuyên đó.
가: 마리 씨가 과일을 좋아하니까 사과를 좀 사 갈까요?
Mary thích hoa quả nên chúng ta mua ít táo nhé?
나: 요즘 딸기 철이라 딸기가 싸고 맛있을 테니까 딸기를 사 가요.
Vì giờ đang là mùa dấu tây nên có lẽ sẽ ngon và rẻ, vì thế hãy mua dấu tây đi.

가: 선생님을 만나고 싶은데 어디에 계시는지 아세요?
Tôi muốn gặp cô giáo, bạn có biết cô giáo ở đâu không?
나: 사무실에 계실 테니까 거기로 가 보세요.
Chắc cô giáo đang ở văn phòng, bạn thử đến đó xem.

가: 아침 회의 때 음료수만 준비하면 될까요?
Chúng ta chỉ chuẩn bị mỗi đồ uống trong buổi họp sáng nay được không?
나: 대부분 아침을 안 먹었을 테니까 샌드위치도 같이 준비하는 게 좋겠어요.
Chắc hầu hết mọi người đều chưa ăn sáng nên tốt nhất chúng ta hãy chuẩn bị thêm cả sandwich.

1. Có thể sử dụng cấu trúc này ở cuối câu dưới hình thức -(으)ㄹ 테니까요.
일찍 출발하세요. 월요일이라 길이 막힐 테니까요.
Hãy xuất phát sớm đi. Hôm nay là thứ hai nên chắc sẽ tắc đường đấy.
2. Không sử dụng 걱정이다, 고맙다, 미인하다 ở mệnh đề sau -(으)ㄹ 테니까.
• 바쁘실 테니까 참석해 주셔서 감사합니다. (X)
一> 바쁘실 텐데 참석해 주셔서 감사합니다. (〇)
• 피곤할 테니까 일찍 나오라고 해서 미안해요. (X)
—>피곤할 텐데 일찍 나오라고 해서 미안해요. (〇)

Cấu trúc này là sự kết hợp của -(으)ㄹ 터이다 diễn tả ý định và -(으)니까 diễn tả lý do. Chính vì thế, chỉ có thề sử dụng cấu trúc này với chủ ngữ là ngôi thứ nhất và vế sau chủ yếu xuất hiện nội dung đề nghị hay yêu cầu của người nói dành cho người nghe. Thêm vào đó, chỉ có động từ kết hợp với -(으)ㄹ 테니까 và không thể ở thì quá khứ.
가: 재영 씨, 앞으로 어떻게 연락하면 될까요? ,
Jaeyeong à, sau này tôi liên lạc với bạn thế nào?
나: 제 이메일 주소를 가르쳐 드릴 테니까 여기로 연락 주세요.
Tôi sẽ đưa bạn địa chỉ email nên hãy liên lạc qua email đấy nha.

가: 손님이 오시니까 빨리 집을 정리해야겠어요.
Khách sẽ đến nên tôi phải nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa thôi.
나: 제가 거실을 정리할 테니까 당신은 방 청소 좀 해 줄래요?
Tôi sẽ dọn dẹp phòng khách còn anh lau chùi phòng khác nhé?

Mặc dù -(으)ㄹ 텐데 và -(으)ㄹ 테니까 đều diễn tả sự phỏng đoán nhưng có một số điểm khác nhau như sau:
-(으)ㄹ 텐데 Diễn tả tình huống cụ thể liên quan tới sự phỏng đoán.
° 배가 고플 텐데 어서 드세요.
Chắc là anh đói rồi, mau ăn đi ạ.
-(으)ㄹ 테니까 Diễn tả lý do của sự phỏng đoán
• 배가 고플 테니까 어서 드세요.
(Vì, có lẽ) anh đói nên mau ăn đi ạ.


5. -(으)ㄹ걸요

가: 혹시 마크 씨 못 보셨어요?
Bạn có thấy Mark không?
나: 아마 커피숍에 있을걸요. 아까 커피숍에 간다고 했거든요.
Có lẽ anh ấy ở quán café. Lúc nãy anh ấy nói là đi đến quán café mà.

가: 어제 양강 씨도 테니스 치러 갔을까요?
Không biết Yang Gang có đi chơi tennis không nhỉ?
나: 아마 안 갔을걸요. 예전에 테니스를 못 친다고 했던 것 같아요.
Chắc không đâu. Trước đây hình như anh ấy nói không biết chơi thì phải.

Sử dụng cấu trúc này để diễn tả sự phỏng đoán, giả định về những sự việc trong tương lai hoặc việc mà người nói chưa chắc chắn lắm. Hầu như chỉ sử dụng cấu trúc này giữa những người thân thiết và chỉ sử dụng trong văn nói, không sử dụng trong văn viết.
가: 백화점에 가려고 하는데 사람이 많을까요?
Tôi định đi tiệm bách hóa, không biết có đông người không nhỉ?
나: 추석 전이니까 많을걸요.
Giờ là trước Trung thu rồi nên tôi đoán có nhiều người.

가: 집 앞에 타는 마트가 몇 시에 여는지 아세요?
Bạn có biết siêu thị trước nhà mấy giờ mở cửa không?
나: 아마 10시쯤 열걸요. 다른 마트들이 대부분 10시에 열거든요.
Có lẽ khoảng 10h. Hầu hết các siêu thị khác đều mở cửa lúc 10h mà.

가: 약속 시간을 좀 늦추고 싶은데 자야 씨가 출발했을까요?
Tôi muốn dời lại thời gian hẹn nhưng không biết Jaya đã xuất phát chưa nhỉ?
나: 벌써 출발했을걸요. 자야 씨 집이 멀잖아요.
Tôi đoán cô ấy đã đi rồi. Nhà Jaya xa mà.

Cấu trúc -(으)ㄹ걸 này cũng có thể biểu diễn dạng viết tắt của -(으)ㄹ걸 그랬다 trong đó lược bỏ 그랬다. Theo đó, diễn tả sự tiếc nuối của người nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì thế, cần chú ý khi sử dụng cấu trúc này vì tùy vào bối cảnh mà nó có nghĩa giả định hoặc hối tiếc.
1. Cấu trúc này còn diễn tả rằng những gì người nghe đã biết hoặc đang mong đợi không đúng hoặc hơi khác với người nói, cũng có thể để phản bác nhẹ nhàng.
가: 아침 8시에 출발할까요?
Chúng ta xuất phát lúc 8h sáng nhé?
나: 그 시간에는 길이 많이 막힐걸요.
Giờ đó có lẽ sẽ rất tắc đường đấy.

가: 아키라 씨에게 경복궁을 구경시켜 줄까 해요.
Tôi định dẫn Akira đi ngắm cảnh Gyeongbokgung
나: 아키라 씨는 경복궁에는 벌써 가 봤을걸요. 외국인들이 한국에 오면 제일 먼저 가는 곳이잖아요.
Tôi nghĩ Akira đã đến Gyongbokgung rồi. Đó là nơi đầu tiên mà người nước ngoài đến Hàn Quốc mà.
2. Sử dụng cấu trúc này khi chỉ mình người nói có căn cứ để phỏng đoán. Theo đó, không được sử dụng cấu trúc này khi cả người nói và người nghe đều đã biết thông tin đó.
가: 주말까지 벌써 매진되었네요.
Vé đã bán đến tận cuối tuần rồi.
나: 그러게요. 영화가 재미있을걸요. (X)
一> 그러게요. 영화가 재미있나 봐요. (〇)
Ừ, phim có vẻ hay thi phải. (Cả hai người đều đã biết vé đã bán hết đến tận cuối tuần nên phỏng đoán phim đó hay vì thế không sử dụng (으)ㄹ걸요.)

가: 이 영화가 재미있을까요?
Không biết bộ phim đó có hay không nhỉ?
나: 요즘 흥행 1위라고 하니까 재미있을걸요.
Dạo này nó đứng số 1 phòng vé, nên tôi đoán là hay.
Ở câu này, chỉ có người nói biết bộ phim là số 1 ở phòng bán vé, nên có thể sử dụng (으)ㄹ걸요.

3. Khi sử dụng cấu trúc này, chúng ta lên giọng ở cuối câu.
가: 강원도는 날씨가 어떤지 아세요?
Bạn có biết thời tiết ở Gangwondo thế nào không?
나: 북쪽이라 서울보다 추울걸요.
Vùng đó ở phía Bắc nên tôi đoán ở đó lạnh hơn Seoul. I

4. So với -(으)ㄹ 거예요 thì -(으)ㄹ걸요 có mức độ suy đoán thấp hơn.
(1) 가: 수영 씨가 점심을 먹었을까요?
Không biết Suyeong đã ăn trưa chưa nhỉ?
나: 먹었을걸요. 지금 3시잖아요.
Tôi đoán Suyeong đã ăn rồi. Bây giờ 3h rồi mà.

(2) 가: 수영 씨가 점심을 먹었을까요?
Không biết Suyeong đã ăn trưa chưa nhỉ?
나: 먹었을 거예요. 아까 식당에 밥 먹으러 간다고 하더라고요.
Tôi chắc Suyeong đã ăn rồi. Lúc nãy Suyeong đã nói đi ăn ở nhà hàng mà.
Trong ví dụ (1), sử dụng -(으)ㄹ걸요 vì người nói dựa theo thực tế, đó là mọi người hầu hết đã ăn trưa vào lúc 3h chiều. Còn trong ví dụ (2) sử dụng -(으)ㄹ 거예요 vì người nói có căn cứ cụ thể, Suyeong nói cô ấy đã đi ăn rồi.


6. -(으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다

가: 자야 씨,왜 숙제 안 하셨어요?
Jaya à, sao em không làm bài tập?
나: 오늘 숙제가 있었어요? 저는 숙제가 있는 줄 몰랐어요. 숙제가 없는 줄 알았어요.
Hôm nay có bài tập ạ? Em không biết có bài tập. Em cứ tưởng không có bài tập ạ.

가: 은혜 씨 남편 보셨어요? 정말 멋있던데요.
Bạn thấy chồng Euyhye chưa? Anh ấy đẹp trai lắm.
나: 은혜 씨가 결혼을 됐어요? 저는 은혜 씨가 결혼한 줄 몰랐어요. 결혼 안 한 줄 알았어요.
Euyhe đã lấy chồng à? Tôi không biết là cô ấy đã lấy chồng. Cứ tưởng cô ấy chưa kết hôn cơ.

Cấu trúc -(으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다 diễn tả những điều người nói không nhận biết hoặc không tiên liệu trước được. Ngược lại, -(으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 알았다 diễn tả người nói nghĩ là, tưởng là, biết rằng như vậy nhưng thực sự không phải vậy.

앤디 씨가 오늘 학교에 온 줄 알았어요. 학교에 오지 않은 줄 몰랐어요.
Tôi nghĩ rằng hôm nay Andy đến trường. Tôi không nghĩ cậu ấy nghỉ.
바람이 많이 불어서 날씨가 추운 줄 알았어요. 그런데 밖에 나오니까 춥지 않아요.
Gió thổi mạnh nên tôi tưởng thời tiết lạnh. Nhưng khi đi ra ngoài thì lại không thấy lạnh lắm.
저는 주영 씨가 중국 사람인 줄 몰랐어요. 한국 사람인 줄 알았어요.
Tôi không biết Juyeong là người Trung Quốc. Tôi cứ tưởng cô ấy là người Hàn Quốc.


7. -(으)ㄹ지도 모르다

가: 여보, 우산 가지고 가세요.
Mình à, hãy nhớ mang theo ô nhé.
나: 날씨가 맑은데요. Thời tiết hôm nay đẹp mà.
가: 장마철이잖아요. 장마철에는 갑자기 비가 올지도 몰라요.
Mùa mưa mà. Vào mùa mưa, không biết chừng trời tự nhiên mưa đấy.



가: 마크 씨가 얼마 전에 산 책을 다 읽었겠지요? 제가 좀 빌려서 읽으려고요.
Không biết Mark đã đọc xong cuốn sách mua gần đây không nhỉ? Mình định mượn đọc một chút.
나: 요즘 일이 많아서 다 못 읽었을지도 몰라요.
Dạo này nhiều việc nến không biết chừng anh ấy chưa đọc xong đâu.

Cấu trúc này sử dụng khi phỏng đoán khả năng phát sinh một việc nào đó là nhỏ nhưng việc đó cũng có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Có thể thay thế bằng dạng thức tương đương -(으)ㄹ지 모르다.
가: 사토 씨가 어디 있는지 혹시 아세요?
Bạn biết Sato ở đâu không?
나: 사토 씨는 보통 집에 일찍 가지만 내일 시험이 있으니까 도서관에 있을지도 몰라요.
Sato bình thường hay về nhà sớm nhưng vì mai có kỳ thi nên không biết chừng anh ấy đang ở thư viện cũng nên.

가: 휴지랑 비누를 다 썼네요. 내일 마트에 갔다 와야겠어요.
Giấy vệ sinh và xà phòng đã dùng hết rồi nhỉ. Ngày mai phải đi siêu thị rồi.
나: 내일부터 추석 연휴라서 문을 안 열견도 몰라요. 오늘 갔다 오는 게 좋을 것 같아요.
Mai là Trung thu rồi nên không biết chừng sẽ không mở cửa đâu. Hôm nay đi có lẽ tốt hơn.

가: 제가 수진 씨를 불렀는데 대답을 안 하더라고요. 저한테 화가 났을까요?
Tôi đã gọi Sujin rồi nhưng cô ấy không trả lời. Không biết cô ấy giận gì tôi nhỉ?
나: 친구들이량 이야기하느라고 못 들었을지 몰라요. 너무 신경 쓰지 마세요.
Không biết chừng cô ấy không nghe thấy bạn gọi vì đang mải nói chuyện với các bạn. Đừng bận tâm quá làm gì.

Vi cấu trúc này diễn tả điều gì có khả năng nhưng lại khó xảy ra. Vì vậy, nếu bạn sử dụng cấu trúc nàỵ để nói với ai đó về một vấn đề quan trọng với họ thì có thể trở nên thiếu khiếm nhã, thất lễ.
가: 이번 시험에 꼭 합격해아 할 텐데요.
Nhất định tôi phải đỗ bằng được kỳ thi lần này.
나: 열심히 공부했으니까 합격할지도 몰라요.
Bạn học hành chăm chỉ như vậy thì không biết chừng sẽ đỗ đấy.
가: 뭐라고요? 제가 떨어질 가능성이 더 많다는 얘기예요?
Bạn nói gì cơ? Ý bạn nói tôi nhiều khả năng trượt chứ gì?
Cụm từ 합격할지도 몰라요 nghĩa là người nói nghĩ người nghe có thể đỗ thậm chí khả năng đỗ rất mong manh. Lúc đó, người nghe sẽ cảm thấy không hài lòng khi nghe câu đó. Trong trường hợp này, tốt nhất nến nói 합격할 거예요. Cụm từ này diễn tả người nói tin rằng rằng khả năng người nghe thi đỗ rất cao.

2. Hình thái quá khứ của câu trúc này là -았/었을지도 몰라요. Chuyển 몰라요 thành 몰랐어요 sẽ không đúng về ngữ pháp.
° 게이코 씨가 파티에 간다고 했지만 안 갔을지도 몰랐어요. (X)
一> 게이코 씨가 파티에 간다고 했지만 안 갔을지도 몰라요. (〇)

Like trang facebook để theo dõi và cập nhật miễn phí các bài học tiếng Hàn: Bấm vào đây
Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn: Bấm vào đây


Tin cùng danh mục