• Cách thức cấp giấy chứng nhận cấp thị thực
- Đối tượng người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc các đối tượng có thư mời từ Hàn Quốc phải mang đơn đăng ký hoặc thư mời và các hồ sơ cần thiết tới Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực hoặc chi nhánh để đăng ký xin “giấy chứng nhận cấp thị thực”.
- Sau khi Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc chi nhánh duyệt đơn đăng ký, giấy chứng nhận cấp thị thực và số cấp Visa sẽ được thông báo.
- Người nước ngoài sau khi nhận được thông báo về giấy chứng nhận cấp thị thực và số cấp Visa phải điền số cấp Visa vào đơn xin cấp Visa và nộp lên cơ quan ngoại giao để đăng ký nhận Visa.
- Các đối tượng đến từ các nước chưa đặt quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc hoặc các quốc gia đặc biệt (Cuba, Syria, Kosovo, Macedonia) sẽ được cấp Visa đơn (hộ chiếu đơn chiếu) có kỳ hạn dưới 90 ngày.
- Các đối tượng nhận các Visa: Visa Văn hóa nghệ thuật (D-1), Visa Du học (D-2), Visa Đào tạo sản xuất (D-3), Visa Đào tạo tổng hợp (D-4), Visa Báo chí (D-5), Visa Tôn giáo (D-6), Visa Thường trú (D-5), Visa Đầu tư doanh nghiệp (D-8), Visa Kinh doanh thương mại (D-9), Visa Giáo sư (E-1), Visa Giáo dục đặc biệt (E-2), Visa Nghiên cứu (E-3), Visa Giáo dục kỹ thuật (E-4), Visa Đào tạo nghề (E-5), Visa Biểu diễn nghệ thuật (E-6), Visa Hoạt động đặc biệt (E-7), Visa Lao động xuất khẩu (E-9), Visa Lao động thuyền viên (E-10), Visa Thăm hỏi (F-1), Visa Bảo lãnh (F-3), loại Visa khác (G-1) và Visa du lịch kết hợp làm việc (H-2).
- Các cá nhân được bộ trưởng Bộ Tư pháp đặc cách. • Đối tượng không được cấp giấy
- Các đối tượng được cấp Visa ngoại giao (A-1), Visa công vụ (A-2), Visa hợp tác (A-3).
- Các đối tượng được cấp Visa vin việc (D-10), Visa cư trú (F-2), Visa kiều bào (F-4), Visa định cư (F-5), Visa kết hôn (F-6), Visa Lao động ngày lễ (H-1)
• Thông báo cho phép cấp giấy chứng nhận cấp Visa
Theo quy định, số chứng nhận cấp Visa sẽ được gửi qua Email. Ngoài ra, các trường hợp không thể nhận thông tin qua email sẽ được gửi giấy chứng nhận trực tiếp.
Giáo dục trên bậc đào tạo nghề; Du học tại các Cơ sở Nghiên cứu Học thuật – Giáo dục; Hoạt động nghiên cứu.
- Các đối tượng có kế hoạch học tập tại các trường Cao đẳng, Đại học, Cao học chính quy thành lập theo luật giáo dục cao cấp; các cơ quan học thuật trực thuộc các cơ quan giáo dục trên cấp Cao đẳng được thành lập theo Bộ luật đặc biệt.; chương trình nghiên cứu chỉ định.
Tối đa 2 năm
Cơ quan có thẩm quyền tại nơi ứng viên xin cấp Visa cư trú hoặc cơ quan tỉnh thành của trường học có cấp giáo dục cao nhất ứng viên theo học.
Hồ sơ chung
- Đơn xin cấp visa (Đơn xin cấp Chứng nhận thị thực), bản sao hộ chiếu, 1 ảnh thẻ (chụp trong 6 tháng)
- Bản sao giấy phép đăng ký hoạt động của cơ quan giáo dục ( hoặc giấy chứng nhận mã số thuế).
- Giấy báo nhập học (Do Hiệu trưởng trường ký xác nhận và ban hành)
☞ Các du học sinh nhận học bổng từ viện giáo dục quốc tế cấp quốc gia, các du học sinh nhận học bổng từ Bộ Quốc phòng chỉ cần nộp giấy giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (Giấy chứng minh học sinh nhận học bổng từ chính phủ)
- Hồ sơ chứng minh quan hệ gia đình ( Giới hạn trong các trường hợp nộp chứng nhận số dư tài khoản của phụ huynh)
☞Từ 1/7/2016, công dân các quốc gia có tỷ lệ lao cao phải nộp giấy khám lao kèm kết quả chụp X-quang ngực theo quy định về quản lý lưu trú và cấp Visa cho bệnh nhân nhiễm lao người nước ngoài.
21 quốc gia |
---|
Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Banglades, Việt Nam, Mông Cổ, Thái Lan, Pakistan, Srilanka, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Iran, Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Ukraina, Nigeria, Ai cập, Peru |
Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình |
---|
Trung Quốc: Sổ hộ khẩu hoặc hoặc công chứng quan hệ gia đình, Philippines: Hộ tịch(Family Census), Indonesia: Giấy chứng nhận quan hệ gia đình (Kartu Keluarga), Bangladesh: Giấy chứng sinh(Jumber Shields hoặc Jumbo Side Tickets), Việt Nam: Sổ hộ khẩu hoặc Giấy khai sinh, Mông Cổ: Giấy chứng minh quan hệ gia đình, Pakistan: Giấy chứng minh quan hệ gia đình (Family Certificate), Sri Lanka: Giấy chứng sinh (Fowler Certificate), Myanmar: Giấy chứng minh quan hệ gia đình (Yingtaung Susayen), Nepal: Jendadalda, Kyrgyzstan – Kazakhstan – Uzbekistan – Ukraine - Thái Lan: Giấy khai sinh |
- Về nguyên tắc, các giấy tờ chứng minh bằng cấp cao nhất phải là bản gốc. Tuy nhiên bản sao cũng được chấp nhận nếu có xác nhận sao y bản gốc của người phụ trách tại trường đã học. Những giấy tờ chứng minh bằng cấp cao nhất do học sinh trực tiếp đăng ký xin cấp chỉ có hiệu lực trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp và có thể gia hạn được.
Công dận thuộc 21 quốc gia dưới đây, hoặc những người đã có bằng cấp của các trường đại học ở các quốc gia quản lý trọng điểm được lựa chọn một trong 3 mục a, b, c dưới đây (riêng Trung Quốc chỉ được chọn mục c)
. 21 quốc gia: Ghana, Nigeria, Nepal, Myanmar, Bangladesh, Việt Nam, Mông Cổ, Sri Lanka, Uzbekistan, Ukraine, Iran, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Thái Lan, Pakistan, Peru, Philippines
. Các quốc gia quản lý trọng điểm du học sinh: Guinea, Mali, Ethiopia, Uganda, Cameroon
a) Giấy tờ chứng minh bằng cấp được xác nhận công ước Apostille
b) Giấy tờ chứng minh bằng cấp được xác nhận bởi lãnh sự quán nước cấp bằng tại Hàn Quốc, hoặc bởi lãnh sự quán Hàn Quốc tại nước cấp bằng.
c) Trường hợp Trung Quốc là các loại chứng nhận ví dụ bằng học vị cấp bởi Trung tâm chứng nhận bằng cấp do Bộ Giáo dục Trung Quốc điều hành (chỉ áp dụng với người nhận được bằng học vị tại Trung quốc)
※Trường hợp những người tốt nghiệp các trường trung học dạy nghề không được cấp giấy tờ chứng minh bằng cấp học vị.
i) Giấy chứng nhận tốt nghiệp do trường liên quan cấp (phải có xác nhận của Sở giáo dục tỉnh(hoặc thành phố), và phải có xác nhận lãnh sự quán Hàn Quốc tại nước đó.Hoặc
ii) Chứng nhận tốt nghiệp do Sở giáo dục tỉnh(hoặc thành phố) cấp, và phải có xác nhận lãnh sự quán Hàn Quốc tại nước đó.
※ Trường hợp đã nhận bằng của trường đại học tại Hàn Quốc thì được phép nộp bằng tốt nghiệp không cần công chứng
- Đối với những người không phải công dân của 21 quốc gia trên, nếu bị nghi ngờ giả mạo hoặc sửa đổi bằng cấp thì sẽ bị cân nhắc yêu cầu nộp hồ sơ thuộc mục a đến c như trên
Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính
Số tiền tương đương với học phí và sinh hoạt phí trong một năm.
Các loại hồ sơ phân theo cấp học
<Hệ cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ>
- Bảng điểm các cấp học
- Bản chứng minh khả năng tài chính (Số tiền đủ chi trả cho tiền học 1 năm và tiền sinh hoạt)
<Khóa nghiên cứu chuyên biệt>
- Giấy tờ chứng minh bằng cấp cao nhất(Đối với người có bằng thạc sĩ trở lên)
- Giấy tờ chứng minh tài chính (chứng nhận số dư tài khoản, giấy xác nhận được cấp trợ cấp nghiên cứu...)
- Giấy tờ chứng minh thuộc khóa nghiên cứu chuyên biệt (Giấy xác nhận nghiên cứu sinh cấp bởi trưởng cơ quan liên quan…)
<Sinh viên trao đổi>
- Giấy tờ chứng minh bằng cấp cao nhất – Được miễn nộp (Tuy nhiên cần nộp giấy tờ chứng minh trình độ ngoại ngữ)
- Giấy tờ chứng minh tài chính(được cân nhắc tiêu chí đã nộp học phí khi còn ở nước mình)
- Thư giới thiệu của trường đang theo học tại nước mình.
- Giấy tờ chứng minh là sinh viên trao đổi (Công văn của trường Hàn Quốc mời tới trao đổi, thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa hai trường đại học, v.v.)
- Giấy tờ chứng minh đã theo học trên 1 học kỳ (giấy xác nhận sinh viên của trường tại nước mình)
<Sinh viên ủy thác của quân đội nước ngoài do Bộ Quốc phòng mời>
Miễn nộp giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình
Miễn nộp giấy tờ chứng minh bằng cấp cao nhất
Miễn nộp giấy tờ chứng minh tài chính
Thư mời do Bộ Quốc phòng cấp
※ Giấy tờ cần thiết có thể được điều chỉnh theo đối tượng nộp đơn
: Ngoài học tập tại các cơ quan giáo dục, viện nghiên cứu đủ khả năng nhận Visa D-2, học tập và nghiên cứu tại các cơ quan giáo dục khác hoặc học tập trong các doanh nghiệp, đoàn thể có thể nhận Visa D-4
- Đối tượng học tiếng Hàn tại các viện ngôn ngữ trực thuộc trường đại học (D-4-1)
- Đối tượng học tập tại các cơ quan giáo dục, nghiên cứu thuộc phạm vi cấp Visa D-2
- Đối tượng học nghề, kỹ thuật tại các viện nghiên cứu hoặc các cơ quan đào tạo công lập hoặc tư thục.
- Đối tượng làm việc cho hoạt động nghiên cứu hoặc trong quá trình nhận giáo dục, thực tập tại các cơ quan đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nhân lực nước ngoài.
2 năm (khóa học tiếng là 6 tháng)
- Đăng ký tại cơ quan công vụ của Hàn Quốc tại quốc gia của người đăng ký, hoặc cơ quan công vụ tại nơi có trường đại học theo học gần đây nhất.
- Đơn xin cấp Visa, hộ chiếu, ảnh thẻ đúng quy cách (1 tấm), phí gia hạn
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của cơ quan giáo dục hoặc mã số thuế
- Giấy báo nhập học (Do Hiệu trưởng trường ký xác nhận và ban hành)
• Thay đổi việc nộp hồ sơ qua kiểm chứng thông tin trên Hệ thống thông tin du học sinh (FIMS) bằng “thư mời” do viện trưởng Viện giáo dục quốc tế Hàn Quốc gửi.
- Giấy xác nhận đang theo học(Giấy xác nhận sinh viên) hoặc bằng cấp cao nhất – Về nguyên tắc sẽ phải thẩm tra giấy tờ bản gốc, trường hợp cần thiết thì nộp kèm với bản sao đã xác nhận sao y bản gốc.
- Giấy tờ chứng minh tài chính (số dư 10,000USD)
※Theo Chế độ công nhận vai trò quốc tế hóa giáo dục, những người có dự định nhập học khóa học tiếng trực thuộc các trường đại học phải nộp thêm Giấy đảm bảo chi phí học tập (Giấy này được cấp sau khi gia nhập dịch vụ tại tổ chức tài chính có chi nhánh ở cả Việt Nam và Hàn Quốc)
※ Khi nộp giấy chứng nhận số dư tài khoản phụ huynh thì cần nộp thêm sổ hộ khẩu(chứng minh quan hệ gia đình)
▶ Cần chứng minh khả năng tài chính (học phí + sinh hoạt phí) trong 1 năm (6 tháng đối với khóa học tiếng)
※ Các nội dung chi tiết khác có thể tham khảo trong chính sách của Cục xuất nhập cảnh và quản lý người nước ngoài.
-Homepage: Hikorea (https://www.hikorea.go.kr) hoặc Cổng thông tin Visa Hàn Quốc (https://www.visa.go.kr)
Nguồn ※: Cục quản lý xuất nhập cảnh